Từ lâu Facebook đã được xem như là một nền tảng kinh doanh đầy tiềm năng, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Câu chuyện tạo chatbot cho Fanpage luôn là chủ đề nóng được quan tâm. Tại sao có những doanh nghiệp sử dụng Chatbot hiệu quả, có doanh nghiệp thì không? Cùng TuDongChat giải đáp câu hỏi thú vị này trong bài viết dưới đây.
5 Lỗi sai trong quá trình tạo chatbot cho Fanpage
Tạo Chatbot cho Fanpage là công việc mà hầu như tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng Facebook đều thực hiện. Không chỉ giúp trả lời khách hàng ngay lập tức, chúng còn tiết kiệm thời gian và công sức cho các doanh nghiệp một cách đáng kể.
Tuy nhiên, trước khi khởi chạy chatbot cho Fanpage của mình, bạn hãy điểm danh qua các lỗi dưới đây để chắc chắn rằng mình đã đi đúng hướng hay chưa nhé.
1. Chatbot của bạn tương tác như một cỗ máy
Điều này nghe có vẻ nghịch lý, nhưng lại hoàn toàn là sự thật. Trên thực tế khi mua hàng, khách hàng luôn mong muốn được trò chuyện với người thật, việc thật. Giao tiếp với một cỗ máy cứng nhắc khiến khách hàng hoài nghi và mất niềm tin khi mua hàng, từ đó khiến tỷ lệ chốt đơn giảm một cách đáng kể.
Sai lầm 1: Chatbot của bạn giao tiếp cứng ngắc
Thay vào đó bạn hãy tạo chatbot cho fanpage sao cho gần gũi nhất với ngôn ngữ tự nhiên của con người. Hãy tập trung trả lời câu hỏi “khách hàng của bạn là ai? Họ thích gì?,…”, nếu khéo léo lồng ghép được cá tính riêng của doanh nghiệp thì càng tốt.
2. Tin nhắn không đúng trọng tâm, quá dài dòng
Đồng ý với việc nên xây dựng một kịch bản chatbot chi tiết và rõ ràng, song không đồng nghĩa với việc tin nhắn gửi đến khách hàng có độ dài quá lớn. Khách hàng không có thời gian và đủ kiên nhẫn để đọc hất các thông tin mà chatbot cung cấp, đó là lý do chính khiến họ chuyển sang cuộc trò chuyện trực tiếp. Tình huống này được gọi là chatbot của bạn đang độc thoại, tất nhiên điều này là phản tác dụng.
Để giải quyết lỗi sai này, bạn nên tập trung vào việc thu hẹp câu hỏi của khách hàng và trả lời theo hướng giải pháp có độ chính xác cao nhất và ngắn gọn nhất.
3. Chatbot đưa ra câu trả lời sai trọng tâm
Nếu đã tạo chatbot cho fanpage nhiều lần, chắc chắn bạn không hề lạ lẫm gì với tính năng trả lời dựa trên keyword. Nói một cách dễ hiểu, đây là hình thức xác định những keyword xuất hiện phổ biến trong từng dạng câu hỏi của khách hàng, sau đó đưa ra câu trả lời điều hướng khách hàng tương ứng.
Sai lầm 3: Chatbot đưa câu trả lời sai trọng tâm
Tuy vậy, đôi khi chatbot lại gây thất vọng khi không hiểu được ngữ cảnh của cuộc trò chuyện mà đưa ra câu trả lời sai, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần liên tục kiểm tra và cập nhật những keyword mới, đảm bảo câu trả lời của chatbot là phù hợp và thỏa đáng.
4. Tránh tình trạng SPAM “vô tình”
Tất nhiên khi tạo chatbot cho fanpage bạn sẽ không cố tình chèn spam tin nhắn. Tuy nhiên đôi khi những hoạt động chăm sóc khách hàng cũ, gửi khuyến mãi và giới thiệu sản phẩm mới quá nhiều lại “vô tình” trở thành tin nhắn spam. Không những không đạt được mục tiêu marketing của doanh nghiệp mà còn khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và block bạn. Thậm chí nếu vi phạm lỗi tin nhắn theo luật 24h của Facebook, rất có thể fanpage của bạn sẽ bị khóa.
5. Không có tính năng điều hướng đến “chat với nhân viên”
Thật khó chịu khi đang bực bội với 1 vấn đề mà lại phải nghe những câu trả lời chung chung, lòng vòng của một chatbot tự động. Vì vậy khi tạo chatbot cho fanpage hãy chú ý cài đặt tính năng điều hướng đến “chat với nhân viên”. Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái và giải tỏa được cảm xúc khi có một nhân viên tư vấn trực tiếp hoặc có một phương thức nào đó để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
Giải pháp AI Chatbot hoàn hảo cho doanh nghiệp – TuDongChat
TuDongChat là AI chatbot được tích hợp trí tuệ nhân tạo tiên tiến hàng đầu thị trường Việt. Với sứ mệnh hỗ trợ tự động hóa tin nhắn để cải tiến dịch vụ trải nghiệm khách hàng nhằm gia tăng doanh số. TuDongChat thay thế đến 99% sức người với 4 tính năng đặc biệt:
Tương tác với khách hàng tự động (comment, like, share,..).
Tích hợp công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) tiên tiến, TuDongChat cá nhân hóa nội dung và giao tiếp như con người.
Ngoài ra trong hệ sinh thái TuDongChat còn có rất nhiều những giải pháp Marketing tự động cho các doanh nghiệp. Một người bạn đồng hành, trợ thủ đắc lực giúp các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và trường tồn.
Kết luận
Trên đây là 5 lỗi sai thường gặp khi tạo chatbot cho fanpage, hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi sẽ trở nên hữu ích với bạn. Theo dõi thêm nhiều thông tin bổ ích mỗi ngày bằng cách truy cập vào Blog TuDongChat nhé.
Tiếp thị qua tin nhắn SMS là hình thức quảng bá phổ biến và truyền thống được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên nếu không biết cách triển khai chiến dịch, có thể ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh cũng như hình ảnh thương hiệu. Vậy đâu là những nguyên nhân của việc tiếp thị SMS thất bại? Cùng TuDongChat tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về SMS Marketing là gì?
SMS Marketing là một phần của mobile marketing, đây là hình thức tiếp thị truyền thống được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hiểu đơn giản đó chính là hoạt động marketing trực tiếp tới khách hàng, tin nhắn gửi tới với nhiều mục đich khác nhau như: tiếp thị sản phẩm, lời cảm ơn, tri ân khách hàng,…
Hiện nay, tiếp thị qua tin nhắn SMS được xem là hình thức quảng cáo với chi phí thấp nhưng lại mang đến hiệu quả cao. Nếu nắm bắt đúng trọng tâm và triển khai chiến dịch theo hướng đi đúng, phương thức tiếp thị này chắc chắn sẽ đem lạ sự tăng trưởng vượt bậc cho doanh nghiệp.
Đâu là nguyên do khiến tiếp thị qua tin nhắn SMS thất bại?
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích, song không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách sử dụng SMS Marketing hiệu quả. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc thất bại trong việc tiếp thị qua tin nhắn SMS? Dưới đây TuDongChat sẽ điểm qua 1 vài nguyên nhân phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo:
Không xây dựng tệp dữ liệu khách hàng chính xác
Đây là điều mà rất nhiều doanh nghiệp mới gặp phải, sở dĩ như vậy là bởi tư duy “ăn sổi” mà không tập trung vào nền tảng vững chắc. Theo kinh nghiệm nhiều năm của tôi, các doanh nghiệp mới thường lựa chọn mua cơ sở dữ liệu từ bên thứ 3.
Xây dựng tệp dữ liệu khách hàng chính xác
Song điều này không những bất hợp pháp mà còn phản tác dụng. Khách hàng sẽ không đón nhận thông tin từ một thương hiệu mà họ không chủ động cung cấp thông tin cá nhân, thậm chí họ đánh giá thấp và có ấn tượng xấu với thương hiệu của bạn. Cách tốt nhất là bạn nên xây dựng tệp khách hàng của riêng mình dựa vào trang web, đăng ký email hay hội thảo,…
Lựa chọn dạng tin nhắn không phù hợp
Hiện nay có 3 dạng tin nhắn với độ uy tín và mức giá khác nhau, tùy vào ngân sách và nhu cầu của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn dạng tiếp thị qua tin nhắn SMS cho phù hợp:
Dạng tin nhắn số lạ: Đây là dạng tin nhắn có giá thành rẻ nhất trên thị trường, tuy nhiên chúng lại mang độ uy tín thấp. Thông thường loại tin nhắn này được sử dụng nhiều cho các tin nhắn spam, lừa đảo. Vì vậy các doanh nghiệp nên hạn chế sử dụng loại tin nhắn này.
Dạng tin nhắn số 8xxx hoặc 1900xxxx: Dạng tin nhắn này có mức giá tầm trung, mặc dù uy tin hơn dạng tin nhắn số lạ, song độ nhận diện cũng chưa cao. Đầu số của bạn có thể bị trùng với nhiều doanh nghiệp khác.
Dạng tin nhắn SMS Brand name: Đây là dạng tin nhắn nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất. Người nhận có thể nhìn thấy tên thương hiệu được hiển thị (VIETTEL, YODY, NEM,…) thay vì dạng số như thông thường. SMS Brandname dạng chăm sóc khách hàng sẽ có giá nhỉnh hơn dạng tin nhắn quảng bá.
SMS Brandname nâng cao nhận thức thương hiệu
Tiếp thị qua tin nhắn SMS sai thời điểm
Hãy đảm bảo rằng bạn không gửi tin nhắn vào những khoảng thời gian nghỉ ngơi của khách hàng (sáng sớm, nghỉ trưa hay ban đêm). Không một vị khách hàng nào cảm thấy thoải mái khi nhận được tin nhắn trong những khoảng thời gian này.
Thay vào đó khoảng thời gian thích hợp nhất để gửi tin nhắn tiếp thị SMS cho khách hàng nên là 08:30 đến 11:30 và từ 14:30 đến 17:00. Bên cạnh đó bạn cũng có thể thử nghiệm mức độ hiệu quả ở những khung giờ khác nhau tùy thuộc vào chiến dịch của mình.
Thiếu bước kiểm tra tin nhắn trước khi gửi
Với bất cứ dạng tin nhắn nào, điều quan trọng nhất chính là phải kiểm tra nội dung của chúng trước khi gửi đi. Bạn cần đảm bảo chúng đáp ứng các yếu tố:
Đúng chính tả (Đây là yếu tố không thể sai sót).
Đúng nội dung thông điệp.
Đúng tên khách hàng, số điện thoại và mã khách hàng.
Các đường link chuyển đổi cần chính xác 100%.
Bạn có thể nhờ người thứ 3 kiểm tra chiến dịch tiếp thị để đạt hiệu quả chính xác nhất có thể.
Số lượng tin nhắn gửi cho khách hàng quá nhiều
Một sai lầm trong phương thức tiếp thị qua tin nhắn SMS đó chính là gửi số lượng tin quá nhiều đến khách hàng. Điều này khiến khách hàng có cản giác như họ đang nhận tin rác, từ đó gia tăng tỷ lệ từ chối và giảm uy tín thương hiệu trong mắt khách hàng. Bởi vậy hãy đảm bảo số lượng tin nhắn vừa phải và phân phối nội dung hợp lý.
Kiểm soát số lượng tin nhắn gửi cho khách hàng
Chèn quá nhiều thông điệp trong một tin nhắn
Khi tiếp thị qua tin nhắn SMS hãy lưu ý không chèn quá nhiều thông điệp bán hàng, chỉ tập trung nói về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Thay vào đó hãy lựa chọn kết hợp với hoạt động chăm sóc khách hàng như các lời chúc, mẹo hữu ích, kiến thức bổ ích liên quan đến sản phẩm của bạn.
Ví dụ: Bạn là một người bán đồ thời trang, hãy chèn thêm thông tin hữu ích về cách giặt đồ không bị phai màu, cách xử lý vết ố trên vải,…
Thiếu “call to action” trong lời nhắn
Một chiến dịch tiếp thị qua tin nhắn SMS không thể thiếu đi lời kêu gọi hành động call to action. Để đạt được mục đích của mình, bạn nên dẫn dắt một cách khéo léo và kèm theo lời kêu gọi hành động. Từ đó có thể tăng traffic vào trang, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số cho doanh nghiệp.
Trên đây là 7 sai lầm trong tiếp thị qua tin nhắn SMS mà các doanh nghiệp nên lưu tâm. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi có thể giúp ích được cho bạn. Truy cập thêm vào Blog TuDongChat để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé.
Là một người làm kinh doanh thông minh, chắc chắn bạn hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng cũ. Họ chính là tệp khách hàng đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Dưới đây TuDongChat sẽ mang đến cho bạn 13 mẫu tin nhắn chăm sóc khách hàng cũ hấp dẫn và hiệu quả.
Tại sao doanh nghiệp cần chăm sóc khách hàng cũ?
Chăm sóc khách hàng cũ là một phương thức giúp các doanh nghiệp gia tăng doanh số hiệu quả với nguồn chi phí thấp. Tuy nhiên trên thực tế lại không nhiều doanh nghiệp lưu tâm đến vấn đề này. Các doanh nghiệp thường tập trung vào mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới thay vì lưu tâm đến khách hàng cũ.
Tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng cũ
Song, chiến lược thông minh mà các doanh nghiệp nên lựa chọn đó là song hành, cân bằng giữa 2 việc, chăm sóc khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Việc này sẽ mang lại cho các doanh nghiệp 4 lợi ích như sau:
Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Nhóm khách hàng cũ đã sử dụng dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp, bởi vậy họ đã biết đến thương hiệu, biết đến chất lượng sản phẩm, từ đó tiết kiệm chi phí giữ chân khách hàng hơn cho doanh nghiệp.
Tỷ lệ chuyển đổi cao: Khách hàng cũ khi đã có ấn tượng tốt về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ chốt đơn cao và mua hàng nhanh chóng hơn khách hàng mới.
Phương thức marketing truyền miệng hiệu quả: Việc chăm sóc tốt khách hàng cũ sẽ tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa doanh nghiệp – khách hàng. Khi đó họ sẽ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến nhiều người hơn nữa.
Tổng hợp 13 mẫu tin nhắn chăm sóc khách hàng cũ
Hiện nay hình thức tin nhắn được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và được xem như cách thức hiệu quả nhất để chăm sóc khách hàng cũ. Song, việc sử dụng câu từ sao cho khéo léo, “được lòng thượng đế” nhất thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, TuDongChat sẽ mang đến cho bạn 13 mẫu tin nhắn cho khách hàng cũ hiệu quả nhất dưới đây.
Tin nhắn chăm sóc khách hàng cũ sau mua hàng
Mẫu 1: “[Tên khách hàng] ơi, cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn [Tên sản phẩm]. Đội ngũ [Tên thương hiệu] hy vọng sản phẩm sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!”
Mẫu 2: “Chào [Tên khách hàng], chúng tôi rất vui khi bạn đã chọn [Tên sản phẩm]. Hy vọng bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với sản phẩm, nếu có bất cứ điều gì chúng tôi có thể giúp, hãy cho chúng tôi biết nhé!”
Tin nhắn chăm khách hàng sau mua
Mẫu tin nhắn chia sẻ thông tin hữu ích
Mẫu 1: “[Tên khách hàng] ơi, bạn có biết [Thông tin hữu ích]? [Tên thương hiệu] tin rằng điều này sẽ giúp ích cho bạn. [Link bài viết/video chia sẻ thông tin]”
Mẫu 2: “Chào [Tên khách hàng], [Tên thương hiệu] muốn chia sẻ với bạn một mẹo nhỏ [Mẹo vặt] để [Lợi ích của mẹo vặt]. Hy vọng bạn sẽ thấy hữu ích!”
Mẫu 3: “[Tên khách hàng] thân mến, [Tên thương hiệu] vừa cập nhật blog với bài viết “[Tiêu đề bài viết]” chứa đựng nhiều thông tin bổ ích dành cho bạn. Đừng bỏ lỡ nhé! [Link bài viết]”
Tin nhắn tặng voucher, khuyến mãi cho khách hàng
Mẫu 1: “Lời cảm ơn đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết [Tên khách hàng]! [Tên thương hiệu] gửi tặng bạn mã giảm giá [Mã giảm giá] trị giá [Giá trị] để sử dụng cho đơn hàng tiếp theo. Áp dụng đến hết ngày [Ngày hết hạn].”
Mẫu 2: “Chào [Tên khách hàng], để tri ân sự ủng hộ của bạn, [Tên thương hiệu] xin gửi tặng bạn voucher giảm giá [Giá trị] cho lần mua tiếp theo. Sử dụng mã [Mã giảm giá] khi thanh toán nhé!”
Mẫu tin nhắn tặng voucher khuyến mãi cho khách hàng
Mẫu tin nhắn nhắc nhở mua hàng, tái kích hoạt
Mẫu 1: “[Tên khách hàng] ơi, sản phẩm [Tên sản phẩm] bạn yêu thích đã được bổ sung thêm nhiều mẫu mới hấp dẫn, ghé thăm cửa hàng ngay để khám phá nhé! [Link sản phẩm]”
Mẫu 2: “Chào [Tên khách hàng], đã lâu rồi bạn chưa ghé thăm [Tên thương hiệu]. Chúng tôi nhớ bạn rất nhiều! Hãy quay lại và khám phá những sản phẩm/dịch vụ mới nhất của chúng tôi nhé!”
Tin nhắn xin feedback, khảo sát ý kiến khách hàng
Mẫu 1: “[Tên khách hàng] thân mến, [Tên thương hiệu] rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn về trải nghiệm mua sắm vừa qua. Vui lòng dành vài phút để hoàn thành khảo sát này nhé! [Link khảo sát]”
Mẫu 2: “Chào [Tên khách hàng], bạn đã hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của [Tên thương hiệu] chưa? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn để chúng tôi có thể phục vụ bạn tốt hơn nhé! [Link khảo sát]”
Mẫu tin nhắn khảo sát ý kiến khách hàng
Mẫu tin nhắn giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới
Mẫu 1: “Tin vui cho bạn [Tên khách hàng], [Tên thương hiệu] vừa ra mắt [Tên sản phẩm/dịch vụ] với nhiều tính năng vượt trội. Khám phá ngay hôm nay tại [Link sản phẩm/dịch vụ]!”
Mẫu 2: “Chào [Tên khách hàng], [Tên thương hiệu] xin giới thiệu đến bạn sản phẩm/dịch vụ mới nhất của chúng tôi: [Tên sản phẩm/dịch vụ]. [Mô tả ngắn gọn về đặc tính, lợi ích của sản phẩm/dịch vụ]. Truy cập [Link sản phẩm/dịch vụ] để biết thêm chi tiết nhé!”
Phần mềm chăm sóc khách hàng cũ qua tin nhắn TuDongChat
Có thể thấy việc chăm sóc tệp khách hàng cũ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều những lợi ích vượt trội. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng phương thức thủ công thì sẽ gây tốn rất nhiều thời gian và công sức. Chưa kể đến việc bỏ sót khách hàng và những sai sót khiến khách hàng cũ phận lòng.
TuDongChat, phần mềm chăm sóc khách hàng hiệu quả
Nhằm đem đến giải pháp chăm sóc khách hàng cũ qua tin nhắn hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp, TuDongChat đã ra mắt tính năng gửi tin nhắn hàng loạt tích hợp AI thông minh, giúp doanh nghiệp:
Gửi tin nhắn hàng loạt cho khách hàng thân thiết.
Cá nhân hóa nội dung dựa trên AI, đảm bảo sử dụng ngôn từ và thông tin phù hợp nhất với từng khách hàng của bạn.
Quản lý khách hàng từ nhiều nguồn kênh khác nhau, tránh tình trạng bỏ sót khách hàng.
Đơn giản hóa quy trình báo cáo và phân tích dữ liệu.
Phản hồi nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Với nền tảng Big Data khổng lồ, cùng quy trình huấn luyện chatbot siêu đơn giản, TuDongChat là “cánh tay phải” đắc lực mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua.
Kết luận
Trên đây là 13+ mẫu tin nhắn chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả cho các doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, sẽ giúp ích được cho bạn trong hành trình kinh doanh bền vững của mình. Theo dõi thêm Blog TuDongChat để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Mẫu kịch bản bán hàng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thuyết phục khách hàng và chốt đơn thành công. Với mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ phù hợp với một kịch bản bán hàng riêng. Bài viết này TuDongChat sẽ mách bạn cách xây dựng kịch bản bán hàng phù hợp cho mọi sản phẩm, dịch vụ.
1. 5 bước xây dựng mẫu kịch bản bán hàng hiệu quả
Để xây dựng được một mẫu kịch bản bán hàng hiệu quả, điều quan trọng nhất là bạn phải nắm được các thông tin chi tiết và hiểu sâu về sản phẩm của mình.
Bước 1: Thấu hiểu khách hàng
Để tiếp cận khách hàng hiệu quả, bạn cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai. Hãy phác họa chân dung nhóm khách hàng mục tiêu: về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích,…, từ đó lựa chọn cách nói chuyện, sử dụng câu từ phù hợp cho từng khách hàng.
Tìm hiểu 5 bước xây dựng mẫu kịch bản bán hàng hiệu quả
Bước 2: Đánh vào nỗi đau của khách hàng
Dẫn dắt câu chuyện vào vấn đề khách hàng đang gặp phải hoặc nhu cầu của họ. Bạn có thể đặt các câu hỏi như “Anh/chị đang gặp khó khăn khi tìm sản phẩm có tính năng X phải không?” hoặc “Anh/chị đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Y?”.
Bước 3: Giải quyết “nỗi đau” của khách hàng
Đưa ra giải pháp cho vấn đề mà khách hàng gặp phải bằng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Ví dụ: Khách hàng đang tìm giải pháp tích hợp chat tự động để giảm bớt nhân công, seller giới thiệu sản phẩm TuDongChat phải nêu ra được những điểm mạnh như chatbot tích hợp AI, tự động tương tác với khách hàng, tự động tìm kiếm khách hàng tiềm năng,…
Hãy đảm bảo bạn có thể cung cấp ít nhất 3 lợi ích cho khách hàng của mình. Bên cạnh đó, nêu bật những điểm nổi bật của sản phẩm/dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh và những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được.
Bước 4: Khéo léo giải đáp thắc mắc của khách hàng
Đây là bước then chốt quyết định đến việc khách hàng có mua hàng của bạn hay không. Hãy chú ý lắng nghe và giải đáp các câu hỏi, ý kiến của khách hàng một cách thuyết phục. Nếu khách hàng không có thắc mắc, bạn có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về nhu cầu của họ.
Bước 5: Chốt đơn
Khi thắc mắc của khách hàng đã được giải quyết, điều quan trọng tiếp theo bạn cần làm đó chính là thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ. Bạn có thể đưa ra các ưu đãi đặc biệt hoặc nhấn mạnh lợi ích mà khách hàng sẽ bỏ lỡ nếu không mua hàng ngay.
2. Mẫu nội dung kịch bản bán hàng online
2.1. Kịch bản bán hàng qua email
Bán hàng qua email là hình thức không quá phổ biến, song chúng đem lại hiệu quả khá tốt nếu chúng ta biết cách xây dựng mẫu kịch bản bán hàng. Mục tiêu của phương thức bán hàng này đó là hướng khách hàng nhấp vào đường link sản phẩm trong email hoặc liên hệ trực tiếp với công ty.
Chốt sale hiệu quả với kịch bản bán hàng qua email
Mẫu kịch bản bán hàng qua Email:
Tiêu đề: Ưu đãi đặc biệt – Giảm giá 50% toàn bộ sản phẩm [Tên thương hiệu]
Nội dung:
Chào [Tên khách hàng],
[Tên thương hiệu] gửi đến bạn ưu đãi giảm giá 70% toàn bộ sản phẩm trong bộ sưu tập mới nhất của chúng tôi.
[Hình ảnh sản phẩm]
Khám phá ngay những sản phẩm chất lượng với thiết kế độc đáo và phong cách.
Nhập mã [Mã ưu đãi] để hưởng ưu đãi.
Thời gian áp dụng: [Từ ngày … tháng … đến ngày… tháng…].
Truy cập ngay [Đường link sản phẩm] để mua sắm.
2.2. Kịch bản bán hàng chốt sale qua tin nhắn
Chốt sale qua tin nhắn là một hình thức phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Với hình thức này, người bán hàng hãy lựa chọn ngôn từ thân thiện, gần gũi, gây ấn tượng tốt với khách hàng.
Mẫu kịch bản bán hàng qua tin nhắn:
Chào chị [Tên khách hàng], em là [Tên bạn], bên shop [Tên shop]. Hôm trước chị có hỏi về sản phẩm [Tên sản phẩm]. Sản phẩm này hiện đang được sale 20%, chỉ còn [Giá sau sale], chị có muốn đặt hàng luôn không ạ?
2.3. Mẫu kịch bản chào hàng qua gọi điện
Gọi điện là một hình thức chốt sale tương tác trực tiếp, ở hình thức này bạn hãy lựa chọn ngôn ngữ thân thiện, giọng điệu nhẹ nhàng. Nội dung cuộc trò chuyện nên được lựa chọn cá nhân hóa theo từng khách hàng, không nên dập khuôn và cứng nhắc.
Mẫu kịch bản chào hàng gọi điện trực tiếp
Mẫu kịch bản chào hàng gọi điện trực tiếp:
Chào anh/chị, em là [Tên bạn], chuyên viên tư vấn của [Tên công ty]. Em gọi điện cho anh/chị hôm nay để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ [Tên sản phẩm/dịch vụ] ạ.
[Tìm hiểu và tiếp nhận nhu cầu của khách hàng]
Dạ vâng, sản phẩm/dịch vụ của bên em có thể giải quyết vấn đề đó cho anh/chị ạ. Sản phẩm/dịch vụ của bên em có những ưu điểm như [Liệt kê ưu điểm].
[Khéo léo giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ]
Dạ, bên em hiện đang có chương trình khuyến mãi [Chi tiết khuyến mãi]. Chị có muốn đặt hàng ngay hôm nay để nhận ưu đãi không ạ?
3. Mẫu kịch bản bán hàng trực tiếp chốt đơn liền tay
3.1. Kịch bản bán hàng cho cửa hàng, đại lý bán lẻ
Với hình thức bán hàng trực tiếp, bạn không chỉ cần thể hiện sự thân thiện, chuyên nghiệp qua giọng nói. Mà bên cạnh đó, biểu cảm khuôn mặt cũng vô cùng quan trọng. Với khách hàng mua lẻ, cửa hàng, bạn nên sử dụng ngôn ngữ thoải mái tự nhiên giúp khách hàng cảm thấy có thiện cảm với doanh nghiệp.
Mẫu kịch bản bán hàng cho cửa hàng, đại lý bán lẻ:
Chào hỏi khách hàng: “Xin chào anh/chị, em có thể giúp gì được cho anh/chị ạ?”
Hỏi thăm nhu cầu, tư vấn sản phẩm phù hợp: “Anh/chị đang tìm kiếm sản phẩm gì ạ? Bên em có rất nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu của anh/chị.”
Đưa ra giải pháp, nêu lợi ích sản phẩm: “Sản phẩm M sở hữu tính năng X, Y, Z rất phù hợp với nhu cầu của anh/chị. Nó sẽ giúp anh/chị giải quyết vấn đề A, B, C.”
Giải đáp thắc mắc, thuyết phục khách hàng: “Anh/chị có thắc mắc gì về sản phẩm không ạ?”
Chốt đơn, hướng dẫn thanh toán: “Em xin chốt đơn cho anh/chị gồm có những sản phẩm A,B,C, anh/chị còn hứng thú với sản phẩm nào nữa không ạ? Bên em có hỗ trợ thanh toán bằng tiền mặt, thẻ hoặc chuyển khoản.”
3.2. Kịch bản bán hàng cho công ty hoặc doanh nghiệp
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, công ty lớn, người bán hàng lại cần thể hiện sự chuyên nghiệp nhiều hơn. Hãy lựa chọn ngôn ngữ trang trọng, lối diễn đạt ngắn gọn và súc tích.
Kịch bản chào hàng cho công ty hoặc doanh nghiệp
Mẫu kịch bản chào hàng cho công ty, doanh nghiệp:
Giới thiệu bản thân, công ty: “Xin chào anh/chị, em là [Tên bạn], đại diện của công ty [Tên công ty]. Rất vui được gặp anh/chị.”
Tìm hiểu nhu cầu, vấn đề của khách hàng: “Không biết hiện tại công ty mình đang gặp khó khăn gì trong việc [Vấn đề]? Bên em có những giải pháp có thể giúp ích cho công ty mình.”
Trình bày giải pháp, lợi ích sản phẩm/dịch vụ: “Sản phẩm/dịch vụ của bên em có thể giải quyết vấn đề [Vấn đề] cho công ty mình bằng cách [Giải pháp]. Ngoài ra, công ty mình còn được hưởng những lợi ích như [Lợi ích].”
Thương lượng với khách hàng: “Để phù hợp hơn với nhu cầu công ty mình, bên em đã điều chỉnh một số điều khoản trong hợp đồng, anh/chị xem qua ạ”
Chốt đơn: “Nếu không còn gì thắc mắc, mình tiến hành ký hợp đồng luôn ạ.”
TuDongChat – AI Chatbot với hàng trăm mẫu kịch bản bán hàng
TuDongChat hiện nay đang cung cấp phần mềm chatbot tích hợp AI hiệu quả bậc nhất trên thị trường Việt. Chúng tôi không chỉ cung cấp cho người dùng hàng trăm mẫu kịch bản bán hàng khác nhau. Mà còn cá nhân hóa việc tương tác với khách hàng, đảm bảo mỗi câu trả lời đều chính xác và làm hài lòng khách hàng của bạn.
TuDongChat, ứng dụng chatbot hàng đầu thị trường Việt
Với ngôn ngữ đa dạng, sẵn sàng phục vụ 24/7, đây là một giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp trong hành trình tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình.
Kết luận
Trên đây là một số mẫu kịch bản bán hàng trực tiếp và chốt sale online hiệu quả. Hãy nhớ rằng, kịch bản chỉ là một công cụ hỗ trợ, điều quan trọng nhất vẫn là sự tự tin, nhiệt tình và am hiểu sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Bạn đang muốn sử dụng app live chat để hỗ trợ và tư vấn khách hàng trực tuyến trên website, nhưng lại không biết lựa chọn thương hiệu nào uy tín và hiệu quả? Bài viết này TuDongChat sẽ giới thiệu đến bạn 10 phần mềm live chat phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay, giúp bạn tăng trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa kinh doanh.
1. Top 3 app live chat free cho website
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp live chat hiệu quả mà không muốn tốn kém, đừng bỏ qua 3 app live chat miễn phí hàng đầu dành cho website sau đây.
1.1. Tidio Chat
Tidio Chat phần mềm live chat miễn phí
Tidio là lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm giải pháp app live chat toàn diện và miễn phí. Với phiên bản miễn phí, Tidio cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết như trò chuyện trực tiếp, chatbot tự động và tích hợp với nhiều nền tảng phổ biến.
Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh giao diện chatbox để phù hợp với thương hiệu, đồng thời theo dõi hành vi khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, Tidio còn cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng và đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt hơn.
Bảng giá:
Gói dịch vụ
Giá dịch vụ
Free
0 USD/month
Starter
29 USD/month
Growth
59 USD/month
Tidio+
749 USD/month
1.2. Chatra
Chatra giải pháp live chat free cho doanh nghiệp
Chatra là giải pháp live chat miễn phí mạnh mẽ, giúp bạn dễ dàng tích hợp hộp thoại trực tiếp vào website. Với giao diện thân thiện, khách hàng có thể bắt đầu trò chuyện ngay lập tức mà không cần đăng nhập rườm rà.
Với mức giá phải chăng Chatra là app live chat hoàn hảo cho các doanh nghiệp mới bắt đầu hoặc có ngân sách hạn chế. Nếu bạn cần thêm tính năng nâng cao, phiên bản trả phí của Chatra sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.
Bảng giá:
Gói dịch vụ
Giá dịch vụ
Free
$0/one agent/free forever
Essential
$17/per agent/per month
Pro
$23/per agent/per month
1.3. Zigzag
Zigzag app live chat miễn phí cho website
Zigzag Live Chat là app live chat miễn phí, lý tưởng cho doanh nghiệp muốn nâng cao hỗ trợ khách hàng. Dù phiên bản miễn phí có giới hạn, Zigzag vẫn cung cấp nhiều công cụ để hiểu rõ khách hàng và cải thiện trải nghiệm của họ, từ xem lại lịch sử chat, theo dõi hành vi trên website, đến xác định nguồn truy cập hiệu quả và đo lường chuyển đổi từ quảng cáo.
Bảng giá:
Miễn phí: Có giới hạn về số lượng tin nhắn và tính năng.
Trả phí: Liên hệ qua website của Zigzag để nhận báo giá chi tiết.
Tuy các phần mềm live chat miễn phí kể trên mang lại nhiều lợi ích, nhưng để khai thác tối đa tiềm năng và tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, bạn nên cân nhắc sử dụng các gói dịch vụ trả phí với nhiều tính năng nâng cao. Phần dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 8 ứng dụng live chat hàng đầu cho phép bạn dùng thử miễn phí trước khi quyết định mua.
2. 8 App live chat online có bản dùng thử cho website
2.1. TuDongChat
TuDongChat app live chat tích hợp AI duy nhất thị trường Việt
TuDongChat là app live chat có tích hợp AI duy nhất trên thị trường Việt. Khác với những ứng dụng live chat thông thường, công cụ này sử dụng sức mạnh trí tuệ nhân tạo để thay thế 99% sức mạnh con người.
Dùng thử miễn phí: 7 ngày
Các tính năng nổi bật:
Cá nhân hóa kịch bản chat: TuDongChat tích hợp AI tùy biến thông điệp linh hoạt, cá nhân hóa thông điệp. Tránh tình trạng spam, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho doanh nghiệp.
Tự động tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Không dừng lại ở việc tiếp cận khách hàng một cách dập khuôn, TuDongChat còn tự động tham gia vào các group, tìm kiếm người dùng tiềm năng tại các bài viết có liên quan. Tự động tương tác và tìm kiếm khách hàng mới về cho doanh nghiệp.
Tương tác và trả lời khách hàng linh hoạt:Ứng dụng trí tuệ nhân tạo của Chat GPT, TuDongChat tương tác với khách hàng trên mọi nền tảng, trả lời khách hàng một cách tự nhiên như con người.
Tích hợp với nhiều nền tảng: Facebook Messenger, Zalo, Viber.
Báo cáo chi tiết về hiệu quả hoạt động của chatbot.
Subiz nền tảng chat trực tuyến phổ biến tại Việt Nam
Subiz là một nền tảng hỗ trợ khách hàng và bán hàng đa kênh (omni-channel) phổ biến tại Việt Nam. App live chat này cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng hiệu quả hơn qua nhiều kênh khác nhau như website, Facebook, Zalo, Instagram và email.
Dùng thử miễn phí: 30 ngày
Các tính năng nổi bật:
Trò chuyện tức thì: Nhận tin nhắn từ khách hàng theo thời gian thực và phản hồi ngay lập tức.
Chủ động tiếp cận khách hàng: Theo dõi hành vi khách hàng trên website và gửi tin nhắn phù hợp để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Chatbot thông minh: Tự động chào đón, thu thập thông tin và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Phân phối hội thoại thông minh: Đảm bảo khách hàng được kết nối với đúng tư vấn viên để nhận được hỗ trợ tốt nhất.
Tùy chỉnh giao diện: Thiết kế cửa sổ chat và pop-up theo phong cách riêng của thương hiệu.
Thư viện tin nhắn mẫu: Tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính nhất quán trong việc hỗ trợ khách hàng.
Bảng giá:
Gói dịch vụ
Giá dịch vụ
Dùng thử
Miễn phí 30 ngày
Gói cơ bản
262.000đ /agent/tháng
Gói nâng cao
459.000đ /agent/tháng
2.3. vChat
vChat phần mềm live chat với đường truyền mượt mà
Được phát triển tại Việt Nam và dành riêng cho thị trường Việt, vChat là một trong những app live chat trực tuyến được đánh giá cao nhờ sự ổn định và tính năng đa dạng.
Dùng thử miễn phí: 30 ngày
Các tính năng nổi bật:
Cài đặt trả lời nhanh: Tiết kiệm thời gian và công sức cho nhân viên hỗ trợ.
Theo dõi lịch sử khách hàng: Hiểu rõ hành vi và nhu cầu của khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm và tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị.
Thống kê chi tiết: Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên và chất lượng dịch vụ.
Chatbot thông minh: Tự động trả lời câu hỏi thường gặp, giải phóng nguồn lực cho nhân viên tập trung vào các vấn đề phức tạp hơn.
Phân quyền nhân viên: Quản lý và phân công công việc cho từng nhân viên một cách hiệu quả.
Gửi tin nhắn offline: Đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào.
Tương thích đa nền tảng: Dễ dàng tích hợp và sử dụng trên website, ứng dụng Android và iOS.
Bảng giá:
Miễn phí: Hỗ trợ tối đa 3 agent.
Trả phí: Liên hệ đến số hotline để nhận báo giá chi tiết.
2.4. Pure Chat
Pure Chat phần mềm live chat đơn giản
Pure Chat là một app live chat đơn giản và dễ sử dụng, tập trung vào tính năng trò chuyện trực tiếp và tùy chỉnh giao diện. Pure Chat đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới bắt đầu sử dụng live chat.
Dùng thử miễn phí: 29 ngày (đối với gói Pro)
Bảng giá:
Gói dịch vụ
Giá dịch vụ
Dùng thử
Miễn phí 30 ngày
Growth
$39/mo paid annually
PRO
$79/mo paid annually
2.5. LiveAgent
LiveAgent cung cấp dịch vụ khách hàng hoàn hảo
LiveAgent là giải pháp hỗ trợ khách hàng đa kênh toàn diện, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các yêu cầu từ nhiều nguồn như email, live chat, điện thoại, mạng xã hội… Với hệ thống ticket tập trung, chatbot AI và khả năng tích hợp linh hoạt, LiveAgent giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa quy trình hỗ trợ và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Dùng thử miễn phí: 14-30 ngày
Bảng giá:
Gói dịch vụ
Giá dịch vụ
Dùng thử
Miễn phí 30 ngày hoặc 60 ngày khi thanh toán theo năm
Small business
$15/agent/tháng
Medium business
$29/agent/tháng
Large business
$49/agent/tháng
Enterprise
$69/agent/tháng
2.6. LiveChat
LiveChat công cụ đắc lực của các doanh nghiệp
LiveChat Ecommerce là công cụ đắc lực được thiết kế riêng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Với tập hợp các tính năng mạnh mẽ, ứng dụng này giúp tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến, tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy doanh số bán hàng. Với LiveChat bạn có thể gây ấn tượng mạnh mẽ với người dùng nhờ tính năng thay đổi giao diện cửa sổ trò chuyện bằng logo và slogan.
Dùng thử miễn phí: 14 ngày
Bảng giá:
Gói dịch vụ
Giá dịch vụ
Starter
20$/mo per person billed annually
Team
41$/mo per person billed annually
Business
59$/mo per person billed annually
Enterprise
Liên hệ
2.7. Smartsupp
Smartsupp phần mềm live chat trực tuyến mạnh mẽ
Smartsupp phần mềm live chat trực tuyến mạnh mẽ
Smartsupp là một app live chat trực tuyến nổi bật với khả năng quay video màn hình của khách hàng để hỗ trợ tốt hơn trong trường hợp khách hàng không thể diễn tả vấn đề của mình qua văn bản.
Dùng thử miễn phí: 14 ngày
Các tính năng nổi bật:
Số lượng tin nhắn & nhân viên tư vấn không giới hạn.
Chặn người dùng spam và ghi chú thông tin từng khách hàng.
Chuyển tiếp câu hỏi sang nhân viên khác có thẩm quyền.
Đánh giá chất lượng CSKH bằng phiếu khảo sát.
Có thể sử dụng trên mọi nền tảng dù là điện thoại hay máy tính.
Bảng giá:
Gói dịch vụ
Giá dịch vụ
Free
Mãi mãi (sở hữu các tính năng cơ bản)
Standard
$10 per month /billed annually
Pro
$24 per month /billed annually
Ultimate
$239 per month /billed annually
2.8. StringeeX
StringeeX app live chat định tuyến chat tự động
StringeeX là một app live chat nổi bật với khả năng định tuyến chat tự động dựa trên các tiêu chí như kỹ năng của agent và sự gần gũi về địa lý, đảm bảo khách hàng được kết nối với đúng người hỗ trợ.
Dùng thử miễn phí: 10 ngày
Các tính năng nổi bật:
Tích hợp với nhiều nền tảng như Facebook Messenger, Zalo OA, Email và Hotline.
Cung cấp báo cáo tổng quan về hiệu suất làm việc của đội ngũ.
Tạo kịch bản chat và phiếu ghi để hỗ trợ khách hàng tốt hơn.
Tùy biến khung chat và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
Bảng giá:
Gói dịch vụ
Giá dịch vụ
Dùng Thử
10 ngày dùng thử miễn phí
Basic Call Center
3.000.000đ/ Tài khoản / Năm
Call Center
5.760.000đ/ Tài khoản / Năm
Contact Center 1
8.160.000đ/ Tài khoản / Năm
Contact Center 2
31.200.000đ/ Tài khoản / Năm
Enterprise
Liên hệ
Kết luận
Trên đây là danh sách 11 app live chat trực tuyến tốt nhất hiện nay, phù hợp với nhiều quy mô và loại hình doanh nghiệp khác nhau. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các phần mềm live chat trực tuyến.
Hình ảnh là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Khi mua hàng online, một hình ảnh sắc nét, màu sắc tươi sáng sẽ khiến khách hàng trở nên hứng thú hơn với sản phẩm. Để làm được điều này, việc nắm bắt được kích thước ảnh Facebook chuẩn là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây TuDongChat sẽ mang đến cho bạn kích thước ảnh chuẩn cập nhật mới nhất 2025.
Tầm quan trọng của đăng ảnh Facebook đúng kích thước
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn nắm rõ được tiêu chuẩn kích thước ảnh Facebook, tại sao lại như vậy? Sở dĩ việc đăng ảnh đúng kích thước đem lại cho các doanh nghiệp rất nhiều những lợi ích, phải kể đến như:
Tại sao cần đăng ảnh Facebook đúng kích thước?
Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Việc lựa chọn đúng kích thước ảnh giúp hình ảnh trở nên sắc nét, đẹp mắt và thu hút sự chú ý của người dùng. Tất nhiên không một người dùng nào mong muốn nhìn thấy một chiếc ảnh vỡ nét hay biến dạng.
Mang thông điệp của thương hiệu đến gần hơn với khách hàng: Mỗi chi tiết trên hình ảnh đều thể hiện một ý nghĩa quan trọng, việc ảnh rõ ràng sắc nét sẽ giúp mang thông điệp của thương hiệu đến gần hơn với người dùng.
Sự chuyên nghiệp thể hiện qua những tấm hình: Một doanh nghiệp chuyên nghiệp, uy tín sẽ chỉn chu trong từng chi tiết nhỏ nhất. Hình ảnh cũng là một trong những yếu tố làm nên sự chuyên nghiệp này.
Thu hút số lượng lớn khách hàng tiềm năng: Một hình ảnh sắc nét và bắt mắt khiến bạn trở nên nổi bật giữa hàng loạt đối thủ cạnh tranh khác, từ đó khách hàng sẽ có ấn tượng tốt với doanh nghiệp của bạn.
Hỗ trợ gia tăng hiệu quả quảng cáo: Một quảng cáo hiệu quả được quyết định phần lớn nhờ hình ảnh. Hình ảnh đẹp mắt và chuyên nghiệp giúp tăng hiệu quả tương tác và hiệu suất chiến dịch quảng cáo.
Cập nhật kích thước ảnh Facebook tiêu chuẩn 2024
Hình ảnh trên Facebook có kích thước khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí. Song để hình ảnh được hiển thị sắc nét và đẹp nhất thì hình ảnh trước khi đăng cần đúng với kích thước tiêu chuẩn mà nền tảng đặt ra. Dưới đây là kích thước ảnh Facebook mới nhất mà TuDongChat cập nhật 2024.
Kích thước ảnh Facebook đại diện tiêu chuẩn
Ảnh đại diện hay còn được gọi là avatar, thông thường chúng sẽ được hiển thị trên đầu trang với khung tròn. Các shop kinh doanh thường lấy chính logo của mình để làm ảnh đại diện giúp khách hàng dễ dàng nhận diện. Ảnh đại diện nên là hình vuông, kích thước tiêu chuẩn tối đa là 2048 x 2048 pixel, và tối thiểu là 168 x 168 pixel.
Ảnh đại diện được đóng khung tròn
Kích thước ảnh bìa Facebook
Ảnh bìa là hình ảnh dạng banner ngang được hiển thị đầu tiên trên trang. Đây là vị trí đắc địa, thu hút số lượng người xem lớn, chính vì thế ảnh bìa thường chứa các thông điệp quan trọng và sắc nét bắt mắt. Kích thước chuẩn của ảnh bìa Facebook tối đa là 1702 x 630px và tối thiểu là 1122 x 630px, đảm bảo tỷ lệ 1,78:1.
Ảnh bìa là ấn tượng đầu tiên của khách hàng
Một lưu ý nhỏ cho các shop đó chính là nên để thông điệp và thiết kế tập trung vào phần giữa, bởi phần bên trái ảnh bìa sẽ bị cho bởi ảnh đại diện và tùy thuộc theo từng thiết bị khác nhau mà ảnh bìa sẽ co/giãn khác nhau.
Kích thước ảnh Facebook trong bài đăng
Thông thường ảnh đăng trong bài đăng Facebook sẽ tự động được nén lại nếu như kích thước của chúng quá lớn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi mỗi ngày nền tảng phải xử lý hàng triệu tấm ảnh được đăng lên.
Để đảm bảo hình ảnh trong mỗi bài đăng được sắc nét và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo nắm được kích thước ảnh Facebook tiêu chuẩn như sau:
Ảnh vuông: kích thước 1200x1200px, tỷ lệ 1:1.
Ảnh dọc: kích thước 1200x1500px, tỷ lệ 4:5.
Ảnh ngang: kích thước 1200x630px, tỷ lệ 1,9:1.
Kích thước ảnh Facebook sản phẩm trong cửa hàng
Tính năng cửa hàng trên Facebook được rất nhiều chủ shop ưa chuộng và sử dụng. Tuy nhiên hình ảnh khi đăng lên cửa hàng cũng có những yêu cầu về kích thước khác biệt, cụ thể:
Kích thước hình sản phẩm: cố định dạng vuông 500x500px.
Hình ảnh dạng Album thường được sử dụng cho những shop cần đăng nhiều ảnh sản phẩm. Facebook đưa ra các lựa chọn đa dạng giúp người dùng tùy biến bố cục bài đăng, tùy vào sở thích của mình. Dưới đây TuDongChat sẽ đưa ra kích thước của một số bố cục phổ biến:
Album post 2 ảnh:
Ảnh dọc: kích thước 600 x 1200 px, tỷ lệ 1:2.
Ảnh ngang: kích thước 1200 x 600 px, tỷ lệ 2:1.
Ảnh vuông: kích thước 900 x 900 px, tỷ lệ 1:1.
Kích thước ảnh Facebook
album post 2 ảnh
Album post 3 ảnh:
Với bài post 3 ảnh, bạn có thể lựa chọn giữa một trong 2 bố cục dưới đây:
1 Banner dọc 600x1200px và 2 ảnh vuông 1200x1200px.
Album post 3 ảnh: 1 Banner dọc & 2 ảnh vuông
1 Banner ngang 1200x600px và 2 ảnh vuông 1200x1200px.
Album post 3 ảnh: 1 Banner ngang & 2 ảnh vuông
Album post 4 ảnh:
Với bài post dạng 4 ảnh, shop có thể lựa chọn trong các loại bố cục sau:
Kích thước ảnh Facebook ảnh quảng cáo không cố định, chúng tùy thuộc vào đặc tính sản phẩm cũng như nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền đạt. Dưới đây là một số kích thước ảnh cho bài đăng quảng cáo phổ biến, bạn có thể tham khảo:
1 ảnh sản phẩm: nếu đăng ảnh vuông kích thước nên là 1080x1080px, nếu đăng ảnh ngang kích thước nên là 1200x628px.
Đăng sản phẩm Album: 1200x628px.
Đăng bộ sưu tập quay vòng: 1080x1080px.
Kích thước ảnh event Facebook
Shop event Facebook được xem là tính năng thú vị để các doanh nghiệp thu hút khách hàng. Kích thước ảnh Facebook chuẩn cho sự kiện tối đa là 1920x1005px và tối thiểu là 1200x628px, tương ứng với tỷ lệ 1,9:1.
Kích thước ảnh Facebook đăng story
Nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ rằng việc sử dụng bài đăng trên story giúp họ thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng hơn. Sở dĩ như vậy là bởi story có thể đăng nhiều bài mà không làm người dùng khó chịu. Kích thước ảnh đăng lên story chuẩn là 1080x1920px tương đương với tỷ lệ 9:16 giúp hình ảnh được hiển thị full màn hình, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Mẹo đăng ảnh Facebook sắc nét, không vỡ bạn nên biết
Rất nhiều doanh nghiệp hay cả người dùng đều thắc mắc rằng tại sao ảnh rất nét nhưng khi đăng lên Facebook lại bị vỡ, nhòe? Điều này là bởi bạn chưa biết cách đăng ảnh đúng, để ảnh được sắc nét như ảnh gốc, ta cần lưu ý một số điều sau:
Sử dụng định dạng ảnh đăng phù hợp: Facebook hỗ trợ những định dạng ảnh như JPEG, PNG, GIF,… hãy chú ý lựa chọn đúng những định dạng này.
Chú ý đến dung lượng ảnh đăng Facebook: Dung lượng ảnh cần vừa đủ, không quá lớn tránh gây lag trong quá trình người dùng xem ảnh.
Chú ý đến thứ tự sắp xếp: Nếu bạn có nhiều ảnh trong một bài đăng, hãy đảm bảo chúng được sắp xếp một cách logic và mạch lạc.
Đảm bảo ảnh gốc có độ sắc nét nhất định: Muốn ảnh đăng lên Facebook được sắc nét, ảnh gốc của bạn cần đảm bảo điều đó trước tiên.
Nắm rõ kích thước ảnh Facebook tiêu chuẩn: Hãy đăng ảnh theo kích thước tiêu chuẩn được nền tảng gợi ý, điều này giúp ảnh của bạn không bị co kéo và vỡ nét.
Màu sắc và bố cục không quá rối mắt: Quá nhiều chi tiết trong một bức ảnh cũng là yếu tố khiến ảnh bị vỡ nét khi đăng đó nhé.
Kết luận
Trên đây là kích thước ảnh Facebook tiêu chuẩn cập nhật mới nhất 2024, hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi sẽ trở nên hữu ích với bạn. Theo dõi thêm nhiều thông tin bổ ích hơn tại blog TuDongChat nhé.