Hướng dẫn tích hợp chatbot vào website

Trong bài viết này, TuDongChat sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách tích hợp Chatbot vào website và kinh nghiệm sử dụng chatbot website để tự động tư vấn khách hàng và chốt đơn một cách hiệu quả.

Hướng dẫn nhanh

Truy cập website TuDongChat.com > Nhấp nút Đăng nhập > Chọn tab website (trong phần Tích hợp Chatbot AI) > Copy đoạn mã script > chèn đoạn mã script vào website của bạn.

Hướng dẫn chi tiết tích hợp chatbot vào website

Bước 1: Truy cập website https://TuDongChat.com

Bước 2: Nhấp vào nút Đăng nhập.

Bước 3: Tại trang Dashboard, chọn website (trong phần Tích hợp Chatbot AI).

Bước 4: Copy đoạn mã scriptchèn vào website của bạn.

huong dan tich hop chatbot vao website

Bonus: kinh nghiệm sử dụng chatbot website hiệu quả.

1. Xác định rõ mục tiêu sử dụng chatbot website.

Mục đích sử dụng chatbot website của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Các chatbot website thường có nhiều tính năng và có thể mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, nổi bật như:

  • Tiết kiệm chi phí nhân sự trực website.
  • Hoạt động liên tục 24/7, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng.
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Hỗ trợ nghiên cứu thị trường và cải thiện chất lượng dịch vụ dựa trên phân tích dữ liệu đầu ra của chatbot.

2. Lựa chọn loại chatbot phù hợp cho website.

Trên thị trường hiện nay có 3 dạng chatbot phổ biến:

  1. Chatbot dạng menu/button (Menu/button-based Chatbot).
  2. Chatbot dựa trên từ khóa (Keyword recognition-based Chatbot).
  3. Chatbot trò chuyện theo ngữ cảnh (Contextual Chatbot).

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết:

1. Chatbot dạng menu/button (Menu/button-based Chatbot).

  • Chỉ cung cấp các nút chọn nhất định cho người dùng.
  • Không thể hiểu được câu hỏi tự nhiên ngoài luồng nút bấm.
  • Tiện lợi nhưng gây rào cản giao tiếp khi câu hỏi nâng cao.

2. Chatbot dựa trên từ khóa (Keyword recognition-based Chatbot).

  • Hoạt động bằng cách nhận dạng từ khóa trong tin nhắn của khách hàng.
  • Khả năng trả lời câu hỏi giới hạn trong cơ sở dữ liệu có sẵn.

3. Chatbot trò chuyện theo ngữ cảnh (Contextual Chatbot).

  • Sử dụng công nghệ AI (bao gồm các thuật toán như: deep learning, machine learning, LLM, NLP,…) để tương tác với người dùng.
  • Có khả năng trả lời theo ngữ cảnh cuộc hội thoại và tự học hành vi của con người.
  • Được coi là loại chatbot tiên tiến nhất hiện nay.

3. Hiểu nhu cầu của khách hàng để training chatbot.

Sau khi xác định mục tiêu và lựa chọn loại chatbot phù hợp, bước tiếp theo là hiểu nhu cầu của khách hàng khi tìm đến chatbot website:

  • Vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu một cách chi tiết.
  • Hình dung họ sẽ đặt ra câu hỏi gì trong lần đầu “gặp gỡ” chatbot.
  • Xác định các chủ đề, vấn đề mà khách hàng quan tâm.

4. Xác định KPI cho chatbot.

Xác định KPI (Chỉ số hiệu quả hoạt động chính) cho phép bạn đo lường hiệu quả của chatbot từ các điểm dữ liệu quan trọng nhất, kiểm tra xem chatbot đã đáp ứng được những kỳ vọng đặt ra hay chưa.

Các KPI phổ biến cho chatbot bao gồm:

  • Số lượt nhấp vào nút “Call to action”.
  • Số biểu mẫu đã hoàn thành.
  • Số giao dịch mua trực tuyến hoàn tất qua chatbot.
  • Tỷ lệ khách hàng hoàn thành mục tiêu cụ thể.
  • Điểm hài lòng của khách hàng cho chatbot.

5. Xây dựng luồng kịch bản trò chuyện.

Để xây dựng một luồng kịch bản chatbot hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định:

  1. Hành trình khách hàng.
  2. Kịch bản những câu hỏi thường gặp và câu trả lời.

Cụ thể như sau:

1. Hành trình khách hàng.

  • Chatbot website đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn cân nhắc và mua hàng của khách hàng.
  • Cung cấp thông tin đầy đủ, phù hợp để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
  • Tối ưu trải nghiệm mua sắm và đưa ra “Call To Action” tại các điểm chạm phù hợp để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

2. Kịch bản những câu hỏi thường gặp và câu trả lời.

  • Xác định các câu hỏi thường gặp trong từng lĩnh vực.
  • Chuẩn bị nội dung tư vấn, cách giải quyết vấn đề cho từng trường hợp cụ thể.
  • Lưu ý về ngôn ngữ, văn hóa của các đối tượng khách hàng khác nhau.

6. Đo lường và tối ưu.

Cuối mỗi chu trình, đo lường và tối ưu chatbot theo các tiêu chí đã được đề ra là hoạt động thiết yếu:

  • Tỷ lệ thoát: Tỷ lệ người dùng thoát mà không thực hiện hành động mong muốn.
  • Hoàn thành mục tiêu: Tỷ lệ thành công của một hành động nhất định được thực hiện qua chatbot.
  • Hiệu quả: Số lượng khách hàng nhận được trợ giúp từ chatbot mà không cần liên hệ tư vấn viên.

Lời kết.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách tích hợp chatbot vào website để tăng cường chuyển đổi khách hàng và chốt đơn hiệu quả. Hy vọng những phương pháp này sẽ hữu ích cho doanh nghiệp bạn trong việc bán hàng và chăm sóc khách hàng, tiết kiệm thời gian và tối ưu nguồn lực một cách hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng chtbot, hãy liên hệ với TuDongChat để được tư vấn miễn phí một cách nhanh chóng nhất. Chúc bạn thành công!