Tự động hóa tiếp thị là một khái niệm không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp. Việc ứng dụng Marketing Automatic vào kinh doanh giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách tối ưu nhất. Vậy cụ thể tự động hóa tiếp thị trong kinh doanh được hiểu là gì? Cùng TuDongChat tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Tìm hiểu về tự động hóa tiếp thị là gì?
Tự động hóa tiếp thị được hiểu là quá trình sử dụng công cụ hỗ trợ trong việc lập kế hoạch, điều phối và quản lý các hoạt động tiếp thị trên các nền tảng khác nhau. Từ đó có thể định lượng hóa và đo lường hiệu quả kinh doanh qua các chỉ số, đánh giá và tối ưu các hoạt động.
Hiểu một cách đơn giản hơn, tiếp thị tự động hóa là các để giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các nhân lực tại vị trí công việc có tính chất lặp đi lặp lại, ví dụ:
- Trò chuyện với khách hàng bằng Chatbot.
- Đăng bài trên nhiều nền tảng MXH.
- Điều chỉnh hoạt động quảng cáo dựa vào hiệu quả quảng cáo phân phối.
- Thu thập các dữ liệu tiếp thị trên nhiều nền tảng khác nhau.
Mục tiêu cuối cùng của tự động hóa tiếp thị chính là rút ngắn chu kỳ mua hàng, đồng thời đưa ra các phương án để duy trì và kích thích hành trình mua sắm trực tuyến của khách hàng.
Bạn có thể đọc thêm: Hướng dẫn cài AI Chatbot TuDongChat cho Fanpage Facebook
Tại sao doanh nghiệp nên ứng dụng Marketing Automatic?
Theo thống kê của Invesp, hơn 80% công ty tìm kiếm được số lượng khách hàng tiềm năng lớn nhờ tự động hóa tiếp thị. Đồng thời doanh số tăng trưởng trung bình cũng tăng lên 14,5% khi sử dụng tiếp thị tự động hóa (theo thống kê của Salesforce). Vậy Marketing Automatic đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Cải thiện hiệu suất kinh doanh và tối ưu chi phí
Marketing Automation giúp tự động hóa các công việc tiếp thị thường xuyên và tốn thời gian như gửi email, đăng bài trên mạng xã hội, quản lý danh sách liên hệ, v.v. Điều này giải phóng nguồn lực cho đội ngũ tiếp thị để tập trung vào các hoạt động chiến lược và sáng tạo hơn. Bên cạnh đó, tự động hóa các quy trình còn giúp giảm thiểu rủi ro sai sót của con người, đảm bảo tính nhất quán, chuyên nghiệp trong các hoạt động tiếp thị và tiết kiệm chi phí.
Cải thiện ROI & hiệu quả hoạt động
Marketing Automation cho phép doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để tạo ra các chiến dịch tiếp thị cá nhân hóa, tăng khả năng tương tác và chuyển đổi. Đồng thời cung cấp nội dung phù hợp và giá trị, giúp chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành, tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng tại doanh nghiệp
Ngày nay các doanh nghiệp thường sử dụng đa dạng các kênh, nền tảng chăm sóc khách hàng. Tự động hóa tiếp thị giúp doanh nghiệp gửi đúng nội dung đa kênh, đến đúng đối tượng khách hàng dựa trên hành vi và sở thích của họ, tạo trải nghiệm cá nhân hóa và tăng sự hài lòng. Bằng cách tương tác thường xuyên và cung cấp giá trị liên tục doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Đo lường và phân tích hiệu quả
Hiện nay các công cụ tiếp thị tự động hóa được trang bị đầy đủ các tính năng theo dõi và đo lường. Từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những gì đang hoạt động và những gì cần cải thiện.Việc tự động thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng cũng giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc về hành vi và nhu cầu của họ, từ đó đưa ra quyết định tiếp thị thông minh hơn.
Quy trình tự động hóa tiếp thị được hiểu như thế nào?
Quy trình hoạt động của tự động hóa tiếp thị được tạo thành từ 2 yếu tố chính:
- Điểm kích hoạt (Triggers): Là điểm người tiêu dùng phát sinh sự quan tâm và niềm hứng thú đối với thương hiệu.
- Hành động tương ứng (Actions): Hành động/Phản ứng của thương hiệu đối với điểm kích hoạt.
Điều này có thể được hiểu rằng, đội ngũ tiếp thị của doanh nghiệp cần nhận biết điểm kích hoạt (Triggers) và đưa ra hành động tương ứng (Actions) hiệu quả, đúng lúc.
Ví dụ: Người tiêu dùng click vào quan tâm về 1 chương trình khuyến mãi, công cụ tự động hóa gửi mã Code về số điện thoại.
→ Ở đây hành động “Click vào quan tâm” là điểm kích hoạt (Triggers), hành động “Gửi mã code về số điện thoại” chính là hành động tương ứng (Actions).
Quy trình tự động hóa tiếp thị
Nhóm khách hàng tiềm năng để tiếp thị (Marketing Qualified Leads; MQL) → Nhóm khách hàng tiềm năng để chuyển đổi (Sales Qualified Leads; SQL) → Khách hàng thực tế → Khách hàng trung thành.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về tự động hóa tiếp thị và ứng dụng của chúng trong kinh doanh. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi có thể trở nên hữu ích với bạn, truy cập thêm Blog TuDongChat để đón đọc thêm những thông tin bổ ích hơn nhé.
0 Lời bình