Seeding Facebook là một trong những công việc quan trọng đối với người làm marketing và doanh nghiệp. Không chỉ giúp khách hàng có ấn tượng tốt với thương hiệu mà đây còn là công cụ để tăng doanh số hiệu quả. Dưới đây TuDongChat sẽ mang đến cho bạn 30 mẫu kịch bản seeding Facebook mọi ngành nghề, bạn chỉ cần áp dụng là nổ đơn ầm ầm.
Mục lục
3 Bước xây dựng kịch bản Seeding Facebook
Xây dựng kịch bản seeding Facebook không thể thực hiện một cách tràn lan, chúng đòi hỏi một kế hoạch thực sự chi tiết và sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng mục tiêu và sản phẩm. Vậy làm sao để có thể xây dựng kịch bản hiệu quả? Bạn hãy làm theo 3 bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu của việc seeding là gì?
Trước tiên chúng ta phải xác định được mục tiêu của việc seeding là gì? Thông điệp muốn truyền tải đến khách hàng như thế nào? Ví dụ: Mục tiêu của bạn là tăng nhận thức thương hiệu, cách seeding sẽ hoàn toàn khác biệt so với mục tiêu tăng doanh số bán hàng.
Bước 2: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu
Để có một kịch bản Seeding Facebook hiệu quả, bạn cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai? Hãy trả lời các câu hỏi:
- Tuổi của khách hàng là bao nhiêu?
- Giới tính của họ là gì?
- Nghề nghiệp và các mối quan tâm của họ trong cuộc sống?
- Sở thích của khách hàng là gì?
Chỉ khi hiểu được khách hàng bạn mới có thể “gãi đúng vào chỗ ngứa” của họ, từ đó mang đến hiệu quả tốt cho chiến dịch.
Bước 3: Xây dựng nội dung và lựa chọn kênh Seeding
Sau khi đã có đủ dữ kiện về mục tiêu thực hiện và chân dung khách hàng, chúng ta cần lựa chọn kênh Seeding phù hợp (Fanpage, bài quảng cáo, Group,…). Sau đó xây dựng nội dung phù hợp, chạm đúng tâm lý của khách hàng.
30 Mẫu kịch bản Seeding Facebook chốt đơn nhanh chóng
Nếu bạn đang Seeding một cách mù quáng, tràn lan và không có kế hoạch? Hãy dừng lại ngay và xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể. Dưới đây là 30 mẫu kịch bản seeding Facebook hiệu quả nhất, giúp bạn chốt đơn, về số nhanh chóng:
Mẫu kịch bản Seeding Facebook tâm sự
Đây là mẫu kịch bản mang lại hiệu quả khá cao và được nhiều người sử dụng. Theo đó bạn sẽ đăng 1 bài kể về một câu chuyện của bản thân. Sau đó khéo léo chèn sản phẩm mà bạn muốn giới thiệu vào trong bài viết, có thể nói sản phẩm đó như một giải pháp,…
Thông thường nếu muốn kịch bản này hiệu quả, bạn nên đề cập 90% đến câu chuyện của mình, chỉ 10% liên quan đến sản phẩm và dịch vụ. Để tăng thêm hiệu quả, bạn nên sử dụng các nick phụ khác vào comment, hỏi sâu về sản phẩm, tạo cho người mua sự tò mò, củng cố sự tin tưởng. Bên cạnh đó bạn còn có thể điều hướng người dùng bằng các đường link tới fanpage, bài đăng sản phẩm.
Ví dụ 1: Bạn đang bán kem chống hăm tã, bạn có thể sử dụng một kể một câu chuyện về những khó khăn của bé nhà mình với hăm tã, bé khó chịu và quấy khóc ra sao,… và cách bạn cuối cùng đã tìm thấy một sản phẩm giúp bé giảm bớt sự khó chịu.
Ví dụ 2: Bạn là nha sĩ, bạn có thể tạo ra một nhân vật seeding thảo luận về những khó khăn của họ với chứng hôi miệng và cách họ sử dụng nước súc miệng cụ thể để chống lại nó.
Mẫu kịch bản Seeding dạng Review
Bạn có thể sử dụng kịch bản đóng vai là khách hàng từng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ trực tiếp để đánh giá. Hãy lựa chọn những hội nhóm review, sau đó viết bài đánh giá theo ngôn ngữ tự nhiên nhất. Bên cạnh đó sau mỗi bài, bạn nên sử dụng nick ảo khác để tag bạn bè dưới phần bình luận, xin số điện thoại, địa chỉ quán,…
Ví dụ: Review quán ăn sườn nướng:
Quán ruột nay đóng cửa nên mình mạnh dạn thử chỗ mới, ai ngờ ngon xuất sắc! Đồ ăn giao đến còn nóng hổi, sườn mềm tan, ngấm gia vị đậm đà, róc hết cả xương, cả nhà ăn sạch veo. Em gái mình kén ăn mà cũng chén hết nửa bát mì, khen lấy khen để. Giá cả phải chăng, đóng gói cẩn thận, còn có cả găng tay, tăm, giấy lót bàn chu đáo. Ưng quá xá, cho 10 điểm!
Giao hàng nhanh gọn, ủng hộ shop dài dài 5 saoooo
- Nick mồi 1: “Ôi đúng rồi, quán này mình ăn từ hồi bé tí. Vẫn ngon như ngày nào.”
- Nick đăng bài: “Đúng là quán ruột của nhiều người.”
- Nick mồi 2: “Chỗ này mình thấy trên TikTok nhiều lắm, cuối tuần phải rủ bạn đi ăn mới được.”
- Nick đăng bài: “Chỗ này hot thật, đi ăn nhớ đi sớm xíu kẻo hết bàn nha.”
- Nick mồi 3: “Nghe tả thôi đã thèm rồi. Có ai cuối tuần rảnh không, đi ăn chung cho vui?”
- Nick được tag: “Đi luôn, mình cũng đang thèm sườn.”
Kịch bản Seeding Facebook chia sẻ kinh nghiệm
Thông thường kịch bản seeding Facebook cho những ngành nghề dược/ mỹ phẩm sẽ được lên theo dạng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Với kịch bản này, bạn chỉ nên chia sẻ kiến thức 80%, 20 % còn lại hãy tập trung nói về sản phẩm. Sau đó tương tự như các kịch bản review khác, hãy sử dụng các nick phụ vào comment, tăng niềm tin cho khách hàng.
Ví dụ 1: Bạn là cố vấn tài chính. Bạn có thể tạo ra một nhân vật seeding viết một bài đăng trên blog về các loại tài khoản hưu trí khác nhau và đề cập một cách tinh tế đến các dịch vụ mà công ty bạn cung cấp.
Ví dụ 2: Bạn là thợ sửa ống nước. Bạn có thể tạo ra một nhân vật seeding viết một bài đăng trên blog về cách sửa vòi nước bị rò rỉ, nhưng cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc thuê một thợ sửa ống nước chuyên nghiệp cho các vấn đề về ống nước phức tạp.
Kịch bản Seeding kiểu hỏi đáp
Đây là kiểu bài mà bạn sẽ đặt các câu hỏi liên quan đến sản phẩm, lĩnh vực của mình. Sau đó sử dụng những nick khác để trả lời cho câu hỏi đó, điều hướng khách hàng về fanpage hoặc điều hướng hành động mua.
Ví dụ: Các anh/ chị có ai sử dụng sản phẩm XYZ chưa ạ. Review giúp em
Da em hiện tại như hình em nên sử dụng thêm gì để cải thiện da. Bình thường em dùng tẩy trang, sữa rửa mặt và kem chống nắng ạ, em cảm ơn.
- Nick mồi 1: Sản phẩm XYZ này ổn b nhé, giá cũng chỉ tầm 100k thôi, còn thuốc dùng theo liệu trình hoặc buổi lẻ đều được.
- Nick mồi 2: Mụn thì bạn dùng sản phẩm nhà XYZ là ổn nhất, m mới dùng cỡ 2 tuần mà đỡ đc 80% (kèm ảnh mặt)…
Kết luận
Trên đây là một số kịch bản Seeding Facebook hiệu quả áp dụng được cho tất cả các ngành nghề. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của tôi sẽ trở nên hữu ích với bạn. Truy cập thêm Blog TuDongChat để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.
0 Lời bình